"Cô giáo như mẹ hiền"
UBND HUYỆN MỸ TÚ TRƯỜNG MN HƯNG PHÚ Số : 296 /KH-MNHP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hưng Phú , ngày 01 tháng 10 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
Năm học : 2024 – 2025+
Căn cứ thông tư số 45/2021/TT-BGD&ĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nan thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và nhà trường. Trường Mầm non Hưng Phú xây dựng kế hoạch Phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em năm học 2024- 2025, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của đội ngũ CB,GV,NV, gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em, đặc biệt là bảo đảm an toàn giao thông và phòng chống đuối nước trẻ em mầm non. Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em tại gia đình, cộng đồng.
- Thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông nhằm phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng chống đuối nước cho trẻ em. Nhân rộng mô hình “Cộng đồng an toàn”, đặc biệt là khuyến khích phụ huynh học sinh cho trẻ 5-6 tuổi tham gia mô hình “Bơi an toàn” cho trẻ em tại cộng đồng. Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích và an toàn cho trẻ em nhất là trong thời gian nghỉ hè.
- Nhà trường chủ động phối hợp với các tổ chức xã hội, hội phụ huynh học sinh nhằm kiểm soát, phòng ngừa các nguy cơ mất an toàn đối với trẻ em nhằm giảm tối đa các trường hợp trẻ em bị tai nạn thương tích nhất là tai nạn đuối nước trên địa bàn xã.
2. Yên cầu
Thực hiện nghiêm túc các nội dung của Thông tư số: 45/2021/TT- BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
Đảm bảo 100% trẻ em đến trường mầm non được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần. Trẻ em đến trường lớp được bảo vệ, được đối xử công bằng, nhân ái; không bị bạo hành, xâm hại; môi trường giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ hoàn toàn các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, sức khỏe tâm thần; trẻ em được dễ dàng tiếp cận với môi trường xung quanh, được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện phù hợp với độ tuổi, giới tính và khả năng của bản thân;
Không để xảy ra trong nhà trường tình trạng: Trẻ em bị bạo hành, xâm hại, bị tai nạn thương tích nặng dẫn đến phải nằm viện hoặc tử vong; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ứng xử thiếu văn hóa, vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo; xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc có dịch bệnh lây lan trên diện rộng tại cơ sở giáo dục mầm non.
Nhân viên Y tế nhà trường hàng năm được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực thực hiện tốt các hoạt động sơ cấp cứu tai nạn thương tích; Cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên và cha mẹ trẻ em trong trường được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn thương tích mà các nguyên nhân chủ yếu là: Ngã, hóc, sặc, vật nhọn đâm, cắt, đuối nước, bỏng điện giật, cháy nổ, ngộ độc do hóa chất, thực phẩm, tai nạn giao thông...
Nội dung, hình thức các hoạt động phòng chống tại nạn, thương tích cho trẻ em phải đảm bảo phù hợp với đối tượng, phù hợp với tình hình thực tế về tai nạn, thương tích trẻ em đã xảy ra trên địa bàn.
Triển khai các hoạt động phòng chống tai nạn, thương tích đảm bảo thiết thực và hiệu quả.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Công tác chỉ đạo
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ, Nhà trường, Công đoàn, Đoàn thanh niên trong công tác xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tai nạn giao thông và phòng, chống đuối nước cho trẻ em như:
1.1 Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn.
- Tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục bảo đảm an toàn, dễ tiếp cận và công bằng đối với mọi trẻ em. Chú trọng tổ chức rà soát các tiêu chí cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích theo quy định tại phụ lục Thông tư 45/TT-BGD.
- Thường xuyên rà soát, kiểm tra chất lượng công trình, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện, dụng cụ, thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non, phát hiện và xử lí kịp thời các hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng có nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em.
- Thực hiện có hiệu quả phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống bạo hành, xâm hại; phòng tránh trẻ bị thất lạc; phòng, chống cháy, nổ; ứng phó với dịch bệnh, thảm họa, thiên tai trong cơ sở giáo dục mầm non.
- Ứng phó và xử lí kịp thời khi xảy ra mất an toàn theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.
- Thực hiện có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường theo quy định. Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học theo quy định; bảo đảm thực hiện các yêu cầu, điều kiện và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.2. Nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
- Cử CB,GV,NV tham gia các lớp tập huấn kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích, đuối nước cho học sinh ( Khi có công văn triệu tập)
- Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống cháy nổ; an toàn giao thông; phòng chống bạo hành, xâm hại trẻ em; công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng phó, xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra đối với trẻ em như: Xử trí tai nạn thương tích; kỹ năng sơ cấp cứu; thảm họa thiên tai; dịch bệnh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
- Thường xuyên phổ biến các quy định liên quan đến công tác bảo đảm an toàn cho trẻ em, phòng chống dịch bệnh và phòng chống bạo hành, xâm hại trẻ em tại các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề của nhà trường.
- Tiếp tục bổ sung đầy đủ tài liệu hướng dẫn giáo viên kiến thức, kỹ năng để bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong nhà trường.
- Tăng cường công tác GD cho trẻ 1 số kỹ năng sống cơ bản như: Kỹ năng tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe; kỹ năng đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ hỏa hoạn,...
2. Hoạt động truyền thông.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, văn bản của các bộ, ngành trung ương, của tỉnh, huyện về phòng, chống tai nạn thương tích; phòng, chống tai nạn giao thông; phòng, chống đuối nước cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường, gia đình và cộng đồng với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng.
- Khai thác các nền tảng công nghệ thông tin kết nối internet để truyền thông, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, gia đình và cộng đồng về bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em.
- Tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ, biện pháp và kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích đối với trẻ em; Tuyên truyền, phổ biến về quyền trẻ em và những vấn đề liên quan đến pháp luật nếu để xảy ra tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em.
- Triển khai đa dạng các hình thức trao đổi thông tin với cha mẹ, người chăm sóc trẻ em về kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và kịp thời thông tin về những tiến bộ hoặc khó khăn của trẻ em tại đơn vị.
- Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng rà soát, đánh giá các tiêu chí về trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; chủ động phối hợp khắc phục các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn.
2.1. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
Phối hợp với cán bộ văn hóa xã để truyền thanh các thông điệp tuyên truyền về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tới tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ hunh và cộng đồng về nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em.
2.2. Tiếp nhận và nhân bản cấp phát tờ rơi tuyên truyền về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
- Tiếp nhận và nhân bản tờ rơi tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em của cấp trên.
3. Công tác kiểm tra, đánh giá
- Nhà trường tiếp tục rà soát, tự đánh giá các tiêu chí về an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích quy định tại Phụ lục Thông tư 45. Đối với những tiêu chí được đánh giá “chưa đạt”, có phương án xử trí, khắc phục kịp thời.
- Tổ chức tự đánh giá kết quả xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Thông tư, báo cáo kết quả về Phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Nhà trường
- Triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non đến độ ngũ CBGVNV.
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể ở địa phương để xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tai nạn giao thông và phòng, chống đuối nước cho trẻ em.
- Phối hợp với cán bộ văn hóa xã Hưng Phú để tăng cường tuyên truyền, phổ biến quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, văn bản của các bộ, ngành trung ương, của tỉnh, huyện về phòng, chống tai nạn thương tích; phòng, chống tai nạn giao thông; phòng, chống đuối nước cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường, gia đình và cộng đồng. Nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh và học sinh về phòng, chống tai nạn, thương tích, chú trọng đến phòng, chống đuối nước trẻ em.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, lồng ghép kinh phí tổ chức triển khai các chương trình bảo vệ chăm sóc trẻ em.
- Tiếp tục nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
- Chỉ đạo GV lồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích trong các hoạt động giảng dạy ở nhà trường, đặc biệt khuyến khích cho phụ huynh cho trẻ đi học bơi lội, kỹ năng phòng, tránh, ứng phó các trường hợp tai nạn, gây thương tích. Xây dựng và nhân rộng mô hình Trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
- Thường xuyên rà soát cơ sở vật chất nhà trường, các khu vui chơi, các nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn, thương tích để có biện pháp chủ động phòng ngừa kịp thời bảo đảm an toàn cho học sinh tại trường.
- Lồng ghép nội dung kiểm tra công tác công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em vào chương trình, kế hoạch kiểm tra công tác an toàn trường học.
2. Đối với giáo viên và nhân viên
- Xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục an toàn cho trẻ; thường xuyên rà soát cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện, dụng cụ máy móc phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em để đề xuất kịp thời với Hiệu trưởng theo đúng quy trình, quy định của pháp luật để không xảy ra mất an toàn cho trẻ tại nhóm/lớp.
- Thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non theo quy định; thực hiện tốt đạo đức nhà giáo.
- Tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ; an toàn giao thông; phòng chống bạo hành, xâm hại trẻ em; phòng chống trẻ thất lạc; phòng chống đuối nước; kỹ năng ứng phó, xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra đối với trẻ em như: xử trí tai nạn thương tích; kỹ năng sơ cấp cứu; thảm họa thiên tai; dịch bệnh.
- Phối hợp tuyên truyền đến cha mẹ trẻ em về các nguy cơ, biện pháp và kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích đối với trẻ em; về quyền trẻ em và những vấn đề liên quan đến pháp luật nếu để xảy ra tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em; trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em; tuyên truyền về số điện thoại 111 của tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em; kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; những tiến bộ hoặc khó khăn của trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.
- Tiếp tục lồng ghép những kiến thức, kỹ năng để dạy trẻ về cách tự bảo vệ bản thân, phòng tránh xâm hại; kỹ năng bảo đảm an toàn thông qua hình thức trải nghiệm, thực hành xử trí tình huống bảo vệ bản thân phù hợp với nhu cầu, độ tuổi của trẻ em tại nhóm, lớp trong năm học.
- Giáo dục kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh xâm hại trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Tăng cường giáo dục trẻ em về kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông qua hình thức trải nghiệm, thực hành xử trí tình huống bảo vệ bản thân phù hợp với nhu cầu, độ tuổi của trẻ em.
IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Hiệu trưởng có trách nhiệm báo cáo ngay khi có vụ việc tai nạn thương tích trẻ em xảy ra tại trường bằng điện thoại về bộ phận nghiệp, lãnh đaọ phụ trách và báo cáo bằng văn bản chậm nhất sau 01 ngày khi có vụ việc xảy ra.
Trên đây là Kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em của trường mầm non năm học 2024-2025. Nhà trường yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiêm túc thực hiện./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Phòng GDĐT (b/c); - CBGVNV trường (t/h); - Đăng tải lên Website của đơn vị; - Lưu: HSNT. Huỳnh Thị Bé Năm |
|